Thế nào là một bài thuyết trình tốt

Nội dung không lạc đề

      Điều quan trọng nhất để có một bài thuyết trình tốt đó là nội dung. Nội dung phải theo đúng trọng tâm và bám sát yêu cầu đã đặt ra. Thầy/Cô yêu cầu rất kỹ về vấn đề này.
Tuy nhiên để đi đúng trọng tâm cũng không phải là dễ, các bạn phải tập trung phân tích đề bài được giao. Theo đề bài này thì phải trình bày những nội dung gì, hãy tận dụng sức mạnh của team work. Các bạn hãy đặt ra một số câu hỏi tại sao và cùng nhau trả lời nó. Tại sao giảng viên lại cho chủ đề này ?, đề tài này bao gồm những khía cạnh nào ?, khía cạnh nào là quan trọng nhất ?, đối với góc độ là sinh vên thì nhận định về vấn đề này như thế nào ? … và nhiều câu hỏi khác nữa. Tới đây các bạn thấy quá trình làm việc nhóm rất quan trong đúng không ạ. Hãy cùng nhau chắt lọc nội dung quan trọng phù hợp với thời gian cho phép trình bày.

Bố cục nội dung rõ ràng

      Trước khi đi vào chi tiết, bạn hãy cho người nghe biết rõ về bố cục của bài trình bày. Khi người nghe biết được nội dung chính và bố cục, họ sẽ bớt thắc mắc về bài của bạn. Phần tranh luận sau mỗi bài thuyết trình, tôi thấy bạn bè trong giảng đường hỏi rất nhiều thứ không trọng tâm. Nhiều trường hợp nội dung đã có trình bày rồi cũng ó người hỏi lại “các bạn thiếu phần này, phần kia …”, rồi người trình bài lại bật slide dò tới dò lui mất thời gian. Để có bố cục rõ ràng bạn hãy chú ý trình bày phần các tiêu đề trong nội dung của mình. Tôi thường làm 1-2 slide đầu bài thuyết trình để nói rõ phần bố cục cho người nghe nắm rõ.

Nội dung nên có nhiều sáng tạo

      Các bạn thấy đấy, có rất nhiều trường hợp, cùng một chủ đề được phân công cho nhiều nhóm, vậy đánh giá thế nào về nội dung. Tôi chưa nói đến những khía cạnh khác và chỉ tập trung vào nội dung mà thôi. Nội dung của bạn có nhiều ví dụ, dẫn chứng rất cụ thể giúp cho người đọc hiểu vấn đề một cách cặn kẽ. Bạn cũng có thể sáng tạo bằng cách đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở rồi giải quyết chúng bằng những ví dụ đắt giá hoặc cụ thể hóa nội dung bằng những câu chuyện liên quan thông qua hình ảnh – video clip. Tôi thấy có nhiều cách để làm cho nội dung thêm sáng tạo nhưng hãy nhớ sáng tạo dựa trên sườn bài đã đi đúng trọng tâm chứ sáng tạo hồi cái lạc đề thì căng. Tận dụng sức mạnh của Teamwork và chú ý về giới hạn thời gian cho bài thuyết trình nữa nhé.

Trình bày thu hút người nghe

      Vấn đề này phụ thuộc khác lớn vào người trình bày, tuy nhiên để hạn chế áp lực và cho người nghe đỡ chán hơn các bạn có thể chia ra cho những người khác trong nhóm có cơ hội được thuyết trình. Một bài thuyết trình có thể chia làm 2 đến 3 phần, mỗi phần một người nói sẽ tốt hơn 1 người nói từ đầu chí cuối theo quan điểm của tôi là vậy. Các bạn có thể lồng vào bài thuyết trình bằng những gameshow nhỏ để tăng sự tương tác cùng với người nghe. Vấn đề này tùy theo nội dung và môn học nữa nhé các bạn chứ thuyết trình về mấy môn tư tưởng Hồ Chí Minh hay triết học thì không nên tí nào.

Thiết kế Powerpoint phù hợp

      Vấn đề về cách trình bày Powerpoint cũng ảnh hưởng khá lớn đến sự thu hút đối với người nghe. Hình ảnh bạn sử dụng phải liên quan đến chủ đề, tránh lạm dụng hình ảnh mà không có tính minh họa cao. Sử dụng hiệu ứng ở mức vừa phải, điều bạn mong muốn nhất là muốn người nghe hiểu bài thuyết trình của bạn, hiệu ứng Powerpoint quá nhiều làm cho người nghe sẽ mất tập trung. Thêm nữa, về kích cỡ Slide, cỡ chữ, Font chữ và số chữ trên 1 slide nên được cân nhắc. Chữ dày đặc, sài Font không đồng nhất thì rất đáng tiếc vì làm người nghe khó đọc, học chăm chú đọc cho ra chữ trên slide thì lại không tập trung nghe bạn nói gì.

     Để có một bài thuyết trình tốt là cả một vấn đề đúng không ạ. Tôi chỉ chia sẻ với các bạn theo quan điểm của riêng tôi. Các bạn có thể có những tiêu chí cho một bài thuyết trình khác nhau, đừng ngại hãy mang ra thảo luận cùng với nhóm của mình nhé.

Hy vọng bài viết “Thế nào là một bài thuyết trình tốt” được các bạn đón nhận.

0 nhận xét: